Tất cả tin tức

Huyệt Phong Trì Là Gì? Vị Trí Và Cách Day Ấn Huyệt Phong Trì

24/04/2025

Huyệt Phong Trì Là Gì? Vị Trí Và Cách Day Ấn Huyệt Phong Trì

Nếu bạn chưa từng bấm huyệt hoặc đang tìm hiểu về cách bấm huyệt Phong Trì, bạn có thể tìm huyệt Phong Trì là gì? Cách day ấn huyệt Phong Trì để thực hành tại nhà. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.  Huyệt Phong Trì là gì? Huyệt Phong Trì là một trong những huyệt rất thông dụng, được hợp lại bởi Kinh Đởm và mạch Dương Duy ở trong góc hõm do các khối cơ vùng cổ gáy. Huyệt Phong...

Công nghệ ion âm trên ghế massage là gì? Tác dụng?

Công nghệ ion âm trên ghế massage là gì? Tác dụng?

Tác Dụng Của Công Nghệ Ion Âm Trên Ghế Massage Công nghệ ion âm là một trong những công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay và có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy ion âm có tác dụng gì? Chúng là công nghệ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này ngay sau đây nhé. 1. Ion âm là gì? Không khí xung quanh chúng ta được tạo nên từ vô số các hạt nguyên tử và phân tử. Khi có một sự thay đổi tăng hoặc giảm về điện tích sẽ tạo ra các ion dương và ion âm. Hiện tại, ion âm trên ghế massage mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc thanh lọc không khí, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. 1.1. Ion âm và ion dương là gì? Cation (Ion dương) là các nguyên tử, phân tử bị mất đi một hay nhiều điện tử tạo nên các hạt mang điện tích dương. Vì là các gốc tự do nên ion dương thường tồn tại trong không khí dưới dạng bụi bẩn, vi khuẩn và các chất ô nhiễm. Ion âm gọi là gì? Ion âm hay còn gọi là Anion, chúng là các hạt nguyên tử và phân tử được nhận thêm một hay nhiều điện tử, giúp làm sạch không khí. Vì là hạt mang điện tích âm nên ion âm có khả năng hấp thụ các ion dương. Vậy ion âm có hại không? Nhờ khả năng tích hợp điện tích dương mà ion âm giúp làm sạch không khí và tác động tích cực đến sức khỏe của con người. Cơ thể con người hoạt động ổn định khi dòng điện sinh học duy trì trạng thái cân bằng điện tích giữa ion âm và ion dương. Tuy nhiên khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc các hoạt động thường ngày như làm việc, sử dụng các thiết bị điện tử,... sẽ làm mất khá nhiều ion âm trong cơ thể.  Một số tác động tiêu cực của ion dương đối với sức khỏe của con người có thể kể đến như: Tăng cảm giác khó chịu, kích thích các cơ quan hoạt động nhiều hơn, gây ra tình trạng mệt mỏi, suy kiệt và ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần con người.   1.2. Nguyên lý hoạt động của ion âm Trong không khí, sự trung hòa về điện giữa các ion tạo môi trường thuận lợi để con người và vi sinh vật phát triển. Quá trình trao đổi điện tích giữa các ion được gọi là quá trình ion hóa.  Ion dương là bụi bẩn, vi khuẩn, các chất ô nhiễm,... Ion âm sẽ hút các ion dương, trung hòa điện và đem lại môi trường trong lành, tinh khiết.  1.3. Các loại ion âm Trong cuộc sống của chúng ta tồn tại 2 loại ion âm, bao gồm loại ion nhân tạo và ion âm tự nhiên có trong môi trường. Vậy thì 2 loại ion này có gì khác và giống nhau? Mời bạn đọc tiếp tục tham khảo nội dung dưới đây. 1.3.1. Ion tự nhiên Quá trình hình thành ion âm xảy ra trong môi trường tự nhiên. Khi phân tử nước bị vỡ ra hoặc trong quá trình quang hợp của cây xanh sẽ tạo nên các ion âm. Các loại khoáng thạch cũng có khả năng sản sinh ra ion âm. Một lượng lớn ion âm được hình thành trong không khí sau cơn mưa bão, sấm chớp,... Và đó cũng là lý do mà con người thường cảm thấy thoải mái, thư thái hơn khi đến những nơi có nhiều ion âm như núi rừng, bờ biển, thác nước,...  Các khu vực thành thị, môi trường ô nhiễm thì sẽ có ít ion âm hơn. Đặc biệt là trong các không gian kín thì mật độ ion ở dưới mức 50 ion/cm³. 1.3.2. Ion nhân tạo Ion âm được xem là “Vitamin không khí” vì tính năng làm sạch không khí. Và đó chính là lý do mà các nhà khoa học đã nghiên cứu nhằm tạo ra các ion âm nhân tạo. Sử dụng phương pháp điện áp cao để điện phân không khí nhằm tạo ra các ion âm tương tự như hiện tượng sấm sét.  Phương pháp tạo ion âm nhân tạo được ứng dụng nhiều vào các thiết bị điện chăm sóc sức khỏe như ghế massage, máy lọc không khí, máy lọc nước, điều hòa, tủ lạnh,... 2. Ứng dụng ion âm trên ghế massage toàn thân Các chất gây ô nhiễm như bụi bẩn, khói, virus, vi khuẩn và các chất gây dị ứng đều mang điện tích dương. Chúng thường tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong không khí. Các...

21/04/2025

Vì sao bị căng cơ bắp chân? Cách cách chữa căng cơ chân

Vì sao bị căng cơ bắp chân? Cách cách chữa căng cơ chân

Vì sao bị căng cơ bắp chân? Cách cách chữa căng cơ chân Căng cơ bắp chân là báo hiệu của tình trạng vận động quá sức khiến cơ bắp chân chịu áp lực lớn, từ đó khiến người mắc hội chứng này cảm thấy khó chịu mỗi khi di chuyển trong ngày. Để cải thiện tình trạng này, một số mẹo chữa căng cơ bắp chân sau đây sẽ rất hữu ích dành cho bạn đấy nhé. Căng cơ bắp chân tạo ra các cơn đau khó chịu 1. Căng cơ bắp chân là gì? Triệu chứng và cấp độ Căn cơ bắp chân là hiện tượng nhóm cơ ở phía sau cẳng chân bị tổn thương, gây đau nhức mỗi khi chúng ta vận động mạnh. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là nam giới có sở thích thể thao như bóng đá, chạy bộ, nâng tạ,... Không chỉ khiến cho việc di chuyển có cảm giác khó chịu, căng cơ bắp chân còn khiến mắt cá và khớp chân khó có thể vận động bình thường, gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp nhất khi bạn bị căng cơ bắp chân: Kiễng chân lên cao hoặc gập khớp gối luôn cảm thấy đau. Cơn đau tăng dần khi di chuyển nhiều hoặc vận động mạnh. Cơn đau thường diễn ra đột ngột, không thường xuyên. Bắp chân có thể sưng tấy và bầm tím khi trở nặng. Tùy theo từng giai đoạn và cấp độ cơn đau mà người bệnh trải qua mà thời gian hồi phục sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi “Căng cơ bao lâu thì khỏi?”. Cấp độ 1: Cơn đau không quá nghiêm trọng và người bệnh vẫn có thể hoạt động bình thường. Cấp độ 2: Người bệnh gặp khó khăn khi vận động, mất khoảng 5 - 8 tuần để lành hẳn vị trí tổn thương. Cấp độ 3: Có thể rách hoặc đứt hoàn toàn, không thể di chuyển và cần thời gian dài để chữa lành vị trí đang tổn thương.   Khi xuất hiện các dấu hiệu căng cơ, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn để có thể hồi phục vị trí đau nhức, hạn chế việc làm vết rách tại chân trở nên nặng nề hơn. Những triệu chứng của căng cơ bắp chân 2. Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân có thể đến từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống, nhưng nhìn chung chúng không tự nhiên xuất hiện khi chúng ta sinh hoạt bình thường. Lý do lớn nhất khiến chúng ta có thể mắc phải bệnh căng cơ bắp chân đó là: 2.1. Vận động sai cách Lỗi sai khi vận động thường gặp nhất đó là mọi người thường bỏ qua bước khởi động trước khi bắt đầu tập các bài chuyên sâu. Chính vì thế, cơ bắp sẽ không được giãn nở đều trước khi tập và khiến cho cơ bắp chân dễ bị căng cứng. Ngoài ra, khi vận động quá hăng say mà không chú ý đến giới hạn của cơ thể sẽ khiến bạn dễ mắc phải tình trạng này, thậm chí căng hoặc rách cơ màng cơ ở phần chân sau rất nguy hiểm. Và quan trọng hơn, khi vận động không đúng tư thế sẽ khiến sức khỏe của người tập không được cải thiện mà còn gặp phải tình trạng đau nhức khắp cơ trong cơ thể. 2.2. Tuổi tác và bệnh xương khớp Khi càng có tuổi, cơ thể của chúng ta sẽ bắt đầu lão hóa và hệ thống xương khớp trong cơ thể cũng từ đó không còn được linh hoạt, dễ dàng bị căng cơ đột ngột khi di chuyển quá nhanh. Những đối tượng này còn dễ tạo ra những yếu tố khiến cơ và khớp chịu nhiều áp lực như: mất nước, viêm gân, bệnh mạch máu ngoại vi, tác dụng phụ của thuốc,... 3. Dấu hiệu căng cơ nào nên đi khám bác sĩ?  Nếu bạn trải qua cảm giác căng cơ vô cùng khó chịu và làm suy giảm chức năng của cơ bắp ở chân thì đó có thể là dấu hiệu nghiêm trọng mà bạn cần phải tìm đến sự hỗ trợ của y khoa. Trong một số trường hợp, nếu hiểu rõ lý do bị căng cơ bắp chân là do vận động quá sức thì bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà. Nhưng nếu nguyên nhân không rõ và mơ hồ, Thegioighemassage khuyến khích người bệnh nên tìm đến các trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra cẩn thận vết thương. Tuy là bệnh không nghiêm trọng và có thể phục hồi nhanh nếu như nghỉ ngơi hợp lý nhưng nếu bệnh chuyển biến nặng,...

20/04/2025

Lợi ích của ghế massage đối với bệnh viêm khớp

Lợi ích của ghế massage đối với bệnh viêm khớp

Việc tìm kiếm các phương pháp giảm đau nhức xương khớp và cải thiện sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm hiện nay, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh viêm khớp. Ghế massage - sự kết hợp giữa công nghệ và y khoa, đang dần trở thành giải pháp được nhiều người lựa chọn như một cách thức hữu hiệu trong việc chăm sóc sức khỏe xương khớp tại nhà. Cùng tìm hiểu những lợi ích của ghế massage đối với bệnh viêm khớp qua bài viết dưới đây.  1. Thực trạng viêm khớp ở Việt Nam hiện nay   Tại Việt Nam, bệnh xương khớp đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, với tỷ lệ mắc bệnh cao và có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phản ánh mức độ nghiêm trọng của vấn đề này bằng việc xác định giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 là giai đoạn "Thập niên của bệnh xương khớp". Các nghiên cứu cho thấy khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 85 tuổi tại Việt Nam đang đối mặt với vấn đề thoái hóa khớp. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh về xương khớp đã tăng khoảng 20% và cứ 10 người thì có khoảng 3 người mắc bệnh loãng xương​​.  Nguồn: Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh xương khớp | VTV.VN Bệnh xương khớp không chỉ ảnh hưởng đến người già mà còn ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi do lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không khoa học, ngồi sai tư thế, stress kéo dài và làm việc quá sức. Điều này làm tăng quá trình tự hủy các mô khớp khỏe mạnh, dẫn đến viêm và tự tấn công phá hủy xương khớp. Các biểu hiện ban đầu bao gồm đau vai, đau lưng, đau khớp, dẫn tới viêm và thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời​. Để cải thiện tình trạng này, người trẻ được khuyên nên xây dựng lối sống lành mạnh, vận động điều độ, và áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối​ 2. Massage có tốt cho bệnh nhân viêm khớp không? Massage được coi là một phương pháp hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả. Lợi ích của massage đối với bệnh viêm khớp bao gồm: giảm căng thẳng trong các khớp, cải thiện khả năng vận động và giảm nhẹ cảm giác đau nhức. Điều quan trọng là thực hiện massage đúng cách sẽ đạt được hiệu quả hỗ trợ điều trị lâu dài.  3. Lợi ích sức khỏe của ghế massage đối với bệnh nhân bị viêm khớp Trong cuộc sống hiện đại, ghế massage đã trở thành một trợ thủ đắc lực cho việc giảm stress và cải thiện sức khỏe cơ - xương khớp, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp. Hãy cùng khám phá những lợi ích của ghế massage đối với bệnh viêm khớp qua nội dung dưới đây.  3.1. Cải thiện lưu thông máu Một trong những lợi ích của ghế massage đối với bệnh viêm khớp đó chính là giúp cải thiện lưu thông máu. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật massage như xoa bóp, ấn huyệt và đấm bóp, từ đó tăng cường dòng chảy của máu đến các khu vực xương khớp bị viêm. Quá trình này giúp giảm viêm, giảm đau nhức và cải thiện sự linh hoạt của khớp, làm giảm mệt mỏi cơ bắp và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân viêm khớp. 3.2. Giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối Ngoài việc bấm huyệt, kích thích máu lưu thông nhằm giảm thiểu tình trạng đau nhức xương khớp, ghế massage còn tác động trực tiếp xoa, nắn, bóp vào các khớp đang đau nhức bao gồm đầu gối, cổ chân, ngón chân. Điều này không chỉ làm giảm cảm giác đau nhức tức thì mà còn hỗ trợ cải thiện khả năng vận động nhanh chóng. 3.2. Giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối Ngoài việc bấm huyệt, kích thích máu lưu thông nhằm giảm thiểu tình trạng đau nhức xương khớp, ghế massage còn tác động trực tiếp xoa, nắn, bóp vào các khớp đang đau nhức bao gồm đầu gối, cổ chân, ngón chân. Điều này không chỉ làm giảm cảm giác đau nhức tức thì mà còn hỗ trợ cải thiện khả năng vận động nhanh chóng. Duy trì sử dụng ghế massage toàn thân hàng ngày sẽ giúp bạn xua tan những cơn đau từ các vùng bị thoái hóa hiệu quả. Để đặt mua ghế massage toàn thân tại Thegioighemassage với giá rẻ nhất vui lòng liên...

20/04/2025

TRỤC MASSAGE LÀ GÌ? TÁC DỤNG VÀ PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?

TRỤC MASSAGE LÀ GÌ? TÁC DỤNG VÀ PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?

Trục massage là một bộ phận cốt lõi không thể thiếu của bất kỳ chiếc ghế massage nào. Đóng vai trò quan trọng, quyết định tới trải nghiệm massage của người dùng. Mỗi chiếc ghế massage lại được trang bị một kiểu trục nhất định với những công dụng khác nhau.  Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ được trục massage là gì, chức năng của mỗi loại trục ra sao. Để từ đó lựa chọn được đúng ghế massage phù hợp với nhu cầu của bản thân. 1/ Trục massage là gì? Trục massage hay còn gọi là đường lăn massage là một bộ phận nằm trong ghế massage. Ẩn sâu dưới lớp đệm da, được xem là khung xương của ghế massage. Nó là sự kết hợp giữa đường ray trượt và các con lăn massage. Để tạo nên các chuyển động (rung) với các cường độ khác nhau. Tác động trực tiếp lên cơ thể người dùng. Từ đó giúp cơ thể được thư giãn và thả lỏng. 2/ Tác dụng của trục massage Giống như xương sống, trục massage có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cơ thể người dùng trong quá trình massage. Giúp giảm áp lực lên cột sống, cho cảm giác thư giãn và thoải mái. Đồng thời, các con lăn di chuyển trên trục massage kết hợp với nhiều động tác như xoa bóp, ấn, vỗ, miết,… Sẽ tạo cho người dùng cảm giác chân thực như được massage bởi bàn tay con người. Tùy thuộc vào chất lượng con lăn (con lăn massage 2D, 3D hay 4D). Mà mức độ tác động chuyên sâu tới cơ thể cũng như cảm giác thư giãn đem tới cho người dùng cũng khác nhau. 3/ Phân loại trục massage Trục massage là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá và chọn lựa một chiếc ghế massage. Chính vì vậy mà các thương hiệu luôn tìm cách để thiết kế và cải tiến trục massage. Sao cho tối ưu và phù hợp với người dùng nhất. Trên thị trường hiện nay đang có 3 loại trục massage, đó là: Trục chữ S, trục chữ L và trục SL. 3.1/ Trục massage chữ S Đây là loại trục cơ bản thường được sử dụng ở các ghế massage. Đúng như tên gọi, trục massage này được thiết kế mô phỏng theo đường cong chữ S của cột sống. Trục có chiều dài tương thích với vị trí từ cổ đến điểm cuối cùng của lưng người dùng khi ở tư thế ngồi. Nhờ thế mà các con lăn trên trục massage có thể di chuyển lên xuống theo đường cong tự nhiên của cơ thể. Giúp cho phần cổ và phần lưng được thư giãn hoàn toàn. Thông thường, trục massage chữ S có độ dài từ 71 đến 80 cm. Để đảm bảo có thể tiếp cận toàn bộ phần cột sống. Tuy nhiên, nhược điểm của loại trục này là không thể tác động đến các vùng mông, đùi trên cơ thể người dùng. 3.2/ Trục massage chữ L Ra đời sau trục chữ S, trục massage chữ L đã được cải tiến và khắc phục những nhược điểm mà trục chữ S gặp phải. Trục chữ L dài hơn, bắt đầu từ cổ qua lưng và kéo dài đến hết phần mông, bao trọn toàn bộ cơ thể của người dùng. Nhờ vậy mà vùng tiếp cận của con lăn cũng rộng hơn, massage tới nhiều vùng trên cơ thể hơn.  Trục massage chữ L được xem là giải pháp hoàn hảo cho những người mắc phải các bệnh như đau cơ mông, đau thần kinh tọa gần cơ vùng chậu,… Giúp kéo căng cơ, hỗ trợ kết nối cột sống với hông và vùng chi dưới. Tuy nhiên, trục massage L vẫn tồn tại những yếu điểm. Đó là nó sẽ không hỗ trợ massage tốt vùng cổ và vai như trục massage chữ S. 3.3/ Trục massage SL Đây là loại trục massage hiện đại nhất hiện nay. Là sự kết hợp hoàn hảo giữa những ưu điểm nổi bật của trục massage chữ S và chữ L. Các con lăn vừa có thể di chuyển và thực hiện các động tác massage dọc theo đường cong cơ thể. Lại vừa có thể massage đến tận phần mông. Mở rộng diện tích tiếp xúc tới các vùng khác nhau trên cơ thể nhờ chiều dài lên tới 138 cm. Hiện trục massage SL đang là loại trục đang rất được ưa chuộng. Vì những lợi ích toàn diện mà nó mang lại. Tuy nhiên, giá thành của loại ghế massage sử dụng trục SL cũng cao hơn nhiều so với trục chữ S và trục chữ L. 4/ Nên lựa chọn loại trục massage nào? Mỗi loại trục massage đều có...

19/04/2025

Hướng dẫn phân biệt ghế massage 2D, 3D và 4D

Hướng dẫn phân biệt ghế massage 2D, 3D và 4D

Nhu cầu về sức khỏe luôn là điều thiết yếu của mỗi người. Ghế masage là công cụ hỗ trợ cải thiện sức khỏe được đánh giá là hoàn hảo cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, ghế massage có rất nhiều loại, ví dụ như ghế massage 2D, 3D và 4D. Có khá nhiều người dùng chưa hiểu và cũng chưa phân biệt ghế massage 2D, 3D và 4D có gì khác nhau? Bài viết này, Thegioighemassage sẽ giải đáp giúp các bạn! Ghế massage 2D là gì? Ghế massage 2D được sử dụng đầu tiên khi dòng ghế massage ra đời. Đến nay vẫn được sử dụng khá nhiều và vẫn còn rất nhiều hãng sản xuất phổ biến. Hệ thống con lăn 2D được lắp cố định ở khoảng 8 vị trí tương ứng với 4 bộ con lăn của lưng ghế và thực hiện các động tác massage như xoay đơn thuần tại chỗ. Ghế massage 3D là gì? Dòng ghế này có sự cải tiến hơn so với ghế 2D. Ghế massage 3D có hệ thống con lăn mang đặc điểm của dòng 2D và được tích hợp thêm sự chuyển động quay theo không gian ba chiều. Các động tác xoa, bóp, ray, miết được con lăn thực hiện một cách hoàn hảo mô phỏng tương tự như bàn tay người và còn thậm chí còn có thể tùy chọn cho tốc độ và điều chỉnh chiều rộng của con lăn. Ghế massage 4D là gì? Có thể nói đây là công nghệ con lăn ghế massage hiện đại hàng đầu hiện nay, có nhiều cải tiến hơn so với những hệ thống con lăn cũ. Con lăn 4D chỉ có 2 bi thôi nhưng lại có khả năng xoay, xoa bóp toàn cơ thể và có thể tiếp cận đến những vùng khó có thể chạm đến. Do đó, những người gặp các vấn đề về đau lưng, xương khớp nếu sử dụng công nghệ massage 4D sẽ được cải thiện và phục hồi nhanh chóng. Sự khác biệt giữa ghế massage 2D, 3D và 4D Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng ghế massage từ 2D cơ bản đến 4D hiện đại. Từng loại sẽ mang những công dụng, đặc điểm và các tính năng khác nhau. Cụ thể tham khảo bảng thống kê dưới đây để phân biệt ghế massage 2D, 3D và 4D: Dòng ghế massage Cấu tạo Chuyển động con lăn Tính năng 2D Gồm 4 bộ con lăn. Chiều dài quãng đường bi lăn khoảng 70 đến 75 cm. Con lăn di chuyển giới hạn trên 1 mặt phẳng theo 4 kiểu: Trái, phải, lên, xuống. Con lăn 2D hoạt động theo trục X và Y. Các động tác massage cơ bản như xoa đơn thuần. Điều chỉnh được tốc độ và độ rộng con lăn. 3D Khoảng 6 con lăn. Chiều dài bi lăn từ 110 đến 130 cm (con lăn chữ L). Kết hợp di chuyển giữa con lăn 2D và con lăn 3D chuyển động quay theo không gian 3 chiều rộng dài sâu. Con lăn 3D hoạt động dọc theo trục X, Y, Z. Các động tác massage xoa, đấm, bóp, miết mô phỏng chân thực và có chiều sâu. Điều chỉnh độ rộng con lăn theo độ rộng của lưng. Khả năng quét chiều cao và hình dạng người dùng. 4D 1 bộ con lăn (gồm 2 bi). Quãng đường bi lăn dài trên 130 cm bao dọc cơ thể. Con lăn di chuyển đa chiều: Trái/phải, lên/xuống, trong/ngoài, trước/sau. Ghế massage 4D sở hữu con lăn thông minh có thể tiếp cận sâu đến những vùng khó chạm đến nhất Các động tác massage kết hợp hỗ trợ điều trị bệnh lý về xương khớp, tim mạch, … Có thể tùy chỉnh độ rộng của con lăn Điều chỉnh áp suất túi khí. Bổ sung thêm nhiều mức độ, bài tập cũng như khả năng gia tăng cường độ.   Thông qua bài viết trên của Thegioighemassage hy vọng bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản và phân biêt ghế massage 2D, 3D và 4D dễ dàng. Dựa vào kiến thức đó hãy lựa chọn những dòng sản phẩm với công nghệ phù hợp với nhu cầu của bản thân mình nhé! Thegioighemassage - Mang sức khoẻ đến cộng đồng!

19/04/2025

Phụ nữ mang thai có được sử dụng ghế massage không?

Phụ nữ mang thai có được sử dụng ghế massage không?

Phụ nữ mang thai có được sử dụng ghế massage không? Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Nhiều gia đình là lựa chọn ghế massage để giải quyết các vấn đề này. Mặc dù sản phẩm đem lại nhiều lợi ích cho người dùng nhưng nó cũng gây ra một vài tác dụng phụ mà bà bầu cần lưu ý khi sử dụng. Bà bầu có nên sử dụng ghế massage không? Thực chất, ghế massage không phải là một sản phẩm nguy hiểm cho bà bầu nếu bạn biết cách điều chỉnh và sử dụng đúng cách.  Các mẹ bầu đang nằm trong trường hợp hoặc vấn đề sau thì không nên sử dụng ghế massage:Mang bầu 3 tháng đầu, thai yếu hoặc bị sa tử cung. Mẹ bầu không khỏe mạnh, có các nguy cơ/vấn đề liên quan tới sức khoe mẹ và bé Bà bầu có tiền sử huyết áp cao đột biến Cơ thể bạn bị phù hoặc sưng quá mức Tiền sản giật Cảm thấy khó chịu khi sử dụng ghế massage.... Còn đối với mẹ bầu trên 3 tháng nếu cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh và sau khi hỏi ý kiến bác sĩ vẫn có thể sử dụng ghế massage được thì nên lưu ý: Nên điều chỉnh tốc độ xuống mức thấp nhất. Nên dùng chế độ massage bằng túi khí, có thể tắt luôn chế độ massage bằng con lăn để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu tốt nhất.  Khi hỏi bác sĩ về các vấn đề dùng ghế massage bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ và kiểm tra các yếu tố sau để được câu trả lời tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé: Huyết áp của người mẹ Thời gian mang thai Tình trạng bệnh lý mà người mẹ đang mắc phải Sức khỏe của thai nhi... Dù là sản phẩm sức khỏe nhưng các mẹ hãy kiểm tra kỹ các vấn đề sức khỏe và cảnh báo từ nhà sản xuất để có thể sử dụng đúng cách để giúp mẹ bầu giảm bớt các áp lực lên cơ thể, tránh tình trạng đau nhức kéo dài dẫn đến trầm cảm, cáu gắt trong thời gian mang thai nhé. Các công dụng chính của ghế massage với phụ nữ mang thai Nếu chúng ta sử dụng ghế massage đúng cách, bạn có thể nhận được rất nhiều lợi ích về sức khỏe như: Giảm tình trạng đau lưng, co thắt cơ Phụ nữ mang thai rất dễ bị đau lưng vì những lý do cơ thể họ đang mang thêm quá nhiều trọng lượng ở phía bụng. Không những thế, tình trạng co thắt cơ, chuột rút cũng thường xuyên xuất hiện trong thai kỳ. Tử cung ngày càng tăng chiếm nhiều không gian và gây áp lực lên cơ thể, bạn có thể cảm thấy đau hai bên bắp đùi. Những cơn đau lưng của mẹ bầu có thể được xoa dịu và giảm bớt bằng các liệu pháp massage nhẹ nhàng bằng ghế massage.  Giảm nguy cơ trầm cảm Khi mang bầu, bạn cần phải chuẩn bị tâm lý để làm cha mẹ và chăm sóc một đứa con bé bỏng. Điều này dễ mang đến cho bản thân người mẹ những lo lắng và căng thẳng rất nhiều. Áp lực lớn, thường xuyên chịu căng thẳng trong thời gian thai kỳ có thể làm cho bạn dễ bị cao huyết áp hoặc hệ thống miễn dịch dần giảm xuống khiến cho cơ thể người mẹ dễ bị bệnh hơn.  Một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng, các bà mẹ bị căng thẳng quá mức có thể dẫn đến tình trạng khó sinh, hoặc sinh con với chức năng não không hoàn thiện, chỉ số IQ thấp hoặc thiếu sự tập trung. Giúp cho quá trình sinh dễ dàng Ghế massage toàn thân thực sự có thể giúp ích cho bà bầu khi chuyển dạ, nghiên cứu cho thấy liệu pháp massage trong khi chuyển dạ có thể giúp người phụ nữ mang thai sinh sản dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian chịu đau cho người mẹ. Khi bắt đầu có những cơn đau chuyển dạ, thay vì đi bộ như mọi người vẫn làm, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng ghế massage tại nhà để cho cơ thể thư giãn, thả lỏng và quá trình sinh bé sẽ nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu không có biến chứng về sức khỏe, bạn có thể sử dụng ghế massage trong thai kỳ là an toàn. Mọi người nên kiểm tra với bác sĩ của mình để yên tâm hơn. Nhưng phải chắc chắn, bạn đang sử dụng ghế massage chính hãng và uy tín, đảm bảo về chất...

18/04/2025

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

Messenger